HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
|
Bán hàng online
Tổng đài 0979 262 999 Mr A 0979 262 999 |
Kỹ thuật - Bảo hành
Mr Thành 02466 606 911 Tổng đài 0979 262 999 |
Server (Máy chủ) là một máy tính được kết nối internet có IP tĩnh và được cài đặt các phần mềm nhằm cung cấp dịch vụ, tài nguyên cho các máy tính khác. Server hoạt động theo mô hình client-server có hiệu suất làm việc và khả năng lưu trữ dữ liệu vượt trội hơn hẳn so với các máy tính phổ thông.
Workstations (Máy trạm) là một máy tính được nâng cấp về cấu hình mạnh, hiệu suất khủng, bộ nhớ RAM lớn cùng khả năng xử lý đồ họa cao cấp hơn nhiều so với dòng máy tính thông thường. Người ta thường chọn máy trạm bởi nó phục vụ tốt cho nhu cầu về phát triển phần mềm, thiết kế của các kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa, ứng dụng kỹ thuật, …
Server có 3 loại phổ biến nhất đó là máy chủ riêng, máy chủ áo và máy chủ đám mây.
Máy chủ riêng: Hoạt động trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ như bộ xử lý, card mạng, RAM, HDD, … Khi người dùng có nhu cầu thay máy chủ hoặc muốn nâng cấp máy chủ thì cần phải thay đổi phần cứng.
Máy chủ ảo: Sử dụng công nghệ ảo hóa hiện đại sẽ chia tách máy chủ riêng và tạo ra được nhiều máy chủ ảo khác nhau vận hành bằng cách chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý. So với máy chủ riêng thì máy chủ ảo cho khả năng thay đổi và nâng cấp dễ dàng thông qua phần mềm quản lý hệ thống.
Máy chủ đám mây: Được hình thành từ hệ thống lưu trữ SAN kết hợp với các máy chủ vật lý trên nền công nghệ điện toán đám mây. Khả năng nâng cấp cũng được thực hiện tốt ngay cả trong quá trình sử dụng.
Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về Server (Máy chủ)
Cấu tạo của Workstation (Máy trạm) cũng giống như máy tính thông thường khi nó trang bị bộ xử lý CPU, bo mạch chủ mainboard, RAM, Graphic card, ổ cứng, … Tuy nhiên máy trạm sẽ xử lý những yêu cầu nặng nề nhất của một bộ máy tính nên nó cũng đòi hỏi các phần cứng có thông số kỹ thuật riêng biệt và cao cấp nhất.
Bộ xử lý CPU: Máy trạm không thể sử dụng những CPU phổ thông, nó cần những CPU đủ mạnh để thiết kế, phân tích, kiểm nghiệm độ bền, … Các CPU đó thường là dòng Xeon(Xeon E3-1200, Xeon E5-1600, Xeon E5-2600, Xeon 3600, Xeon 5600, …) hay AMD EPYC (CPU AMD EPYC 7542, …).
Bo mạch chủ Mainboard: Chipset khủng như x58, 5520, C602 có khả năng hỗ trợ tốt nhiều chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD.
Bộ lưu trữ RAM: Ngoài nhu cầu cần dung lượng lưu trữ lớn, RAM của máy trạm cần tính năng ECC – Error Correcting Code phát hiện và sửa lỗi trong quá trình truyền tải dữ liệu, hạn chế tình trạng treo máy hay lỗi màn hình xanh chết chóc.
Card đồ họa: Đây là một linh kiện vô cùng quan trọng của workstations. Thông thường card đồ họa của máy trạm sẽ được phân làm 4 loại: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Hãy kết hợp máy trạm HP Z600 với card NVIDIA Quadro 2000, sự khác biệt sẽ là rất lớn so với card đồ họa thông thường.
Ổ cứng: Máy trạm cũng cần ổ cứng lưu trữ cho riêng mình. 3 loại ổ cứng thường dùng trong máy trạm đó là SATA truyền thống, SAS và SSD.
Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về Workstations (Máy trạm)
Dễ dàng quản trị, sử dụng độc lập không phải chia sẻ với người khác.
Bảo mật cao, đảm bảo sự an toàn trước các cuộc tấn công mạng.
Có thể cài đặt và điều chỉnh cấu hình như ý muốn.
Tài nguyên và không gian lưu trữ lớn cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một lúc.
Giá thành cao
Khó khăn trong việc thay thế hoặc nâng cấp các thiết bị chuyên dụng.
Ưu điểm của Workstation là xử lý tuyệt vời về đồ họa, các chương trình project nặng nề, các công việc đòi hỏi tính toán lớn, …. Không gian lưu trữ dữ liệu của máy trạm cực lớn kéo theo hiệu suất làm việc cũng cực kỳ thần tốc.
Mọi linh kiện, trang bị đều là chuyên biệt và cao cấp nhất như bộ nhớ áp dụng công nghệ kiểm tra lỗi ECC, bộ nguồn có công suất lớn kết hợp tản nhiệt mạnh mẽ luôn đảm bảo cho khả năng ổn định và an toàn cho hệ thống, bất chấp việc máy tính hoạt động hết công suất trong một thời gian dài.
Dễ dàng lắp ráp và nâng cấp máy trạm chỉ bằng tay không.
Trọng lượng khá nặng
Giá thành cao
Cả máy chủ và máy trạm đều có cấu hình khủng, thiết kế chuyên biệt dành cho những nhu cầu khắt khe nhất. Cả 2 loại đều có giá thành cao và đòi hỏi các linh kiện phần cứng cao cấp.
Máy trạm xử lý tốt về kỹ thuật đồ họa, có hiệu năng cao hơn và có chứng nhận ISV. Máy chủ nằm trong mạng lưu trữ dữ liệu, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên mạng.
Máy trạm được sử dụng nhằm hỗ trợ trong kinh doanh như thiết kế, phân tích, tạo nội dung, thiết kế máy tính cơ học, … Máy chủ hỗ trợ người dùng giao tiếp , phản hồi và cung cấp các nội dung cần thiết cho khách hàng.
Máy trạm sẽ thực hiện một chức năng cụ thể ( máy trạm âm thanh, video, …) còn máy chủ sẽ có nhiều hình thức khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau (Máy chủ App, máy chủ Web, Proxy, FTP, …).
Máy trạm vận hành trên hệ điều hành Windows NT, Linux và Unix. Máy chủ sẽ vận hành trên hệ điều hành Windows, Linux và Solaris.
Máy trạm bắt buộc sử dụng GUI (Graphical User Interface – giao diện đồ họa người dùng). Máy chủ có thể dùng GUI hoặc không.
Máy trạm (Workstation) không phù hợp với người dùng cần di chuyển liên tục, chơi game giải trí phổ thông mà nó hướng đến những người dùng chuyên nghiệp thường làm việc với các ứng dụng, phần mềm nặng. Máy chủ (Server) phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức cần quản lý lớn số thông tin dữ liệu có nhu cầu bảo mật cao.
Người dùng cần xác định rõ nhu cầu của mình để chọn được máy chủ - máy trạm ưng ý nhất.
Pcxanh là nhà cung cấp Server – Workstations chất lượng với giá cả phải chăng nhất tự hào là người bạn đồng hành của mọi người dùng!