HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
|
Bán hàng online
Tổng đài 0979 262 999 Mr A 0979 262 999 |
Kỹ thuật - Bảo hành
Mr Thành 02466 606 911 Tổng đài 0979 262 999 |
RAM (Random Access Memory) là một bộ nhớ lưu trữ tạm thời thực hiện việc lưu trữ dữ liệu rồi đẩy từ từ các dữ liệu vào cho CPU xử lý. RAM chỉ là bộ nhớ lưu trữ tạm thời và các dữ liệu chứa trong nó sẽ biến mất nếu người dùng tắt nguồn hoặc khởi động lại máy tính.
RAM hay RAM máy tính là bộ nhớ lưu trữ tạm thời được gắn vào máy tính và thực hiện các nhiệm vụ được giao khi có thao tác của người dùng. Bộ nhớ RAM liên tục làm việc bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời rồi đẩy dần các dữ liệu đó qua CPU, quá trình đó diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại có trình tự bởi vậy nó không lưu trữ vĩnh viễn và chỉ hoạt động khi được cấp nguồn.
Chắc hẳn nhiều người còn chưa biết cách đọc các thông số trên bộ nhớ RAM. Pcxanh xin được liệt kê ra các thông số cũng như là cách đọc của chúng dưới đây:
Các loại RAM, BUS RAM và Bandwidth tương ứng:
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC - 66: 66 MHz bus.
PC - 100: 100 MHz bus.
PC - 133: 133 MHz bus.
DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth
DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
DDR4 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR4-2133: Tên module PC4-17000. 1067 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth.
DDR4-2400: Tên module PC4-19200. 1200 MHz clock, 2400 MHz bus với 19200 MB/s bandwidth.
DDR4-2666: Tên module PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328 MB/s bandwidth.
DDR4-3200: Tên module PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600 MB/s bandwidth
RAM được tạo thành từ nhiều linh kiện nhỏ, bao quanh chip nhớ là điện trở và tụ điện. Bản mạch in có 6 đến 8 lớp đồng qua lớp cắt ngang, chúng kết nối với nhau thông qua quy trình sản xuất mạch in có phản ứng hóa học tương đối phức tạp. Trong mỗi lớp lại bao gồm lớp tín hiệu và lớp nối mát thực hiện những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Mỗi chân cắm của thanh RAM sẽ được bao bọc bởi một lớp mạ vàng nhằm cải thiện việc truyền tải dữ liệu và ít bị ô xy hóa tăng độ bền cho RAM.
Bộ nhớ RAM đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống máy tính. Mọi dữ liệu thao tác từ việc mở trình duyệt, lướt web, đánh văn bản, chơi game, … đều có thể vận hành thông qua RAM. Vai trò của nó là lưu trữ và đẩy toàn bộ dữ liệu, thông tin đó cho bộ xử lý theo trình tự nhất quán nhằm giảm tải sức ép cho bộ xử lý. Dung lượng RAM càng lớn thì không gian lưu trữ dữ liệu lại càng lớn, đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.
RAM tĩnh có cấu tạo bao gồm các cổng logic kết hợp với 6 transistor. Tốc độ làm việc của RAM tĩnh sẽ chậm hơn so với RAM động, ngoài ra quá trình đọc dữ liệu tại đây sẽ không làm mất đi thông tin dữ liệu. Nó có nhiều điểm hạn chế nên giá thành tương đối rẻ.
RAM động (Dynamic Ram) áp dụng công nghệ MOS hỗ trợ khả năng lưu trữ các bit nhớ. Các bít nhớ này hoạt động dựa trên cấu trúc 1 transistor và 1 tụ điện. Thời gian truy xuất bộ nhớ thấp hơn 2 lần so với thời gian ghi dữ liệu bởi trong mỗi lần truy xuất các bit nhớ bị xóa đi và ghi lại.
Đây là loại RAM được cải tiến từ DRAM nhằm hoạt động đồng bộ với đồng hồ bộ vi xử lý, sử dụng cho máy tính và máy chơi game video. Nó xử lý song song các lệnh chồng chéo cùng với CPU qua đó cho tốc độ xung nhịp cao hơn và được người dùng sử dụng phổ biến hơn so với dòng RAM động.
Bộ nhớ RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn hoạt động theo phương thức xử lý 1 lệnh đọc và 1 lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp.
DDR SDRAM: là bộ nhớ máy tính hỗ trợ khả năng xử lý 2 lệnh đọc và 2 lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp. Qua đó có thể thấy tốc độ và hiệu suất của nó tăng gấp 2 lần so với SDR SDRAM.
DDR2 SDRAM: Là loại RAM nâng cấp của DDR SDRAM nhưng cho tốc độ xung nhịp cao hơn (533MHz), đồng thời hoạt động ở điện áp thấp hơn là 1,8V.
DDR3 SDRAM: Tiếp tục là phiên bản nâng cấp của DDR2 SDRAM nên có dung lượng lớn hơn kèm mức tiêu thụ điện áp chỉ 1,5V, đồng thời tốc độ xung nhịp cũng được cải thiện đáng kể (800Mhz).
DDR4 SDRAM: Là phiên bản nâng cấp của DDR3 SDRAM cho mọi chỉ số đều vượt trội hơn hẳn: dung lượng lớn, tốc độ xung nhịp 1600MHz, điện áp thấp 1,2V.
Sử dụng nhiều cho thẻ đồ họa và máy tính bảng được cải thiện và nâng cấp dựa trên dòng DDR SDRAM. Nó có cấu tạo đặc biệt hỗ trợ tốt cho người dùng chuyên đồ họa video thông qua kết hợp với GPU.
Đây là bộ nhớ đặc biệt được dùng phổ biến ở máy ảnh kỹ thuật số, máy tính bảng, điện thoại thông minh, game cầm tay.
Có 2 kiểu bộ nhớ flash chính là NAND và NOR. Mọi dữ liệu đều được lưu trữ vĩnh viễn trên Flash bất chấp việc tắt nguồn điện.
RAM máy tính để bàn là loại RAM được thiết kế có thể gắn vào mainboard của bo mạch chủ trong máy tính PC. Mọi dữ liệu trong RAM này sẽ bị biến mất hoàn toàn nếu người dùng tắt nguồn hoặc khởi động lại máy tính. Dung lượng của nó nhỏ nhất là 2GB, 4GB, 16GB, 32GB, ….
Về cơ bản thì RAM laptop cũng tương tự như RAM máy tính khi nó cùng thực hiện chức năng lưu trữ và đẩy dữ liệu vào cho CPU. Điểm khác biệt chính là nó cần tương thích với bo mạch chủ của laptop.
Đây là dòng RAM cao cấp có thể chủ động điều khiển dữ liệu vào và ra. Ngoài ra nó có thể tự động sửa lỗi nếu có lỗi phát sinh đem đến hiệu năng mạnh mẽ và tốc độ ổn định.
Đây là một trong số những hãng sản xuất Bộ nhớ trong RAM uy tín nhất tại Việt Nam. Mặc dù được thiết kế khá cơ bản nhưng hiệu năng là tuyệt vời cùng giá thành ổn định, nó hứa hẹn sẽ còn thành công trong rất nhiều năm tới. 2 dòng sản phẩm chính của hãng là Kingston Hyperx Predator và Kingston HyperX Fury.
Đây là một thương hiệu được ưa chuộng tương đương với RAM Kington tại thị trường Việt Nam. Các loại RAM của hãng này thường được đánh giá cao về hiệu năng, tốc độ và độ bền.
Đây là hãng sản xuất RAM đầu tư cả về hình thức và hiệu năng khi hầu hết RAM của hãng thường được trang bị hệ thống đèn LED cầu vồng lung linh, bên trong có chỉ số độ trễ là 14 đến 19, xung nhịp đạt 2400 đến 4266MHz.
Đây là một hãng có uy tín khá lâu đời. Các sản phẩm của hãng thường phù hợp với người làm văn phòng phổ thông bởi độ bền cao và lâu dài.
Để lựa chọn cho mình được thanh RAM ứng ý thì yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đó là nhu cầu và ngân sách của bản thân. Ngân sách eo hẹp thì nên chọn loại RAM có giá phổ thông. Ngược lại ngân sách rộng rãi thĩ hãy hướng đến những thanh RAM có dung lượng cao để dàn máy của bạn làm việc hiệu quả và trơn tru hơn.
Nói một cách đơn giản nhất thì dung lượng RAM càng cao đồng nghĩa với việc máy tính của bạn làm việc càng hiệu quả. Nó tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn thôi.
Có 2 dòng RAM phổ biến nhất hiện nay là DDR3 và DDR4. Bạn không thể gắn thanh RAM DDR3 vào bo mạch chủ hỗ trợ các loại RAM đời cũ hoặc mới hơn. Bên cạnh đó, DDR4 cũng không thể làm việc được trên bo mạch chủ mà chỉ hỗ trợ các RAM phiên bản cũ hơn. Tốc độ và hiệu suất của RAM DDR4 là vượt trội so với thanh RAM đời cũ hơn là DDR3.
Đây là chỉ số mà người dùng quan tâm bởi với tốc độ bus cao sẽ cho tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn, tạo nên sự khác biệt rõ rệt qua từng phiên bản. Đơn vị đo mà tốc độ bus sử dụng là MHz.
Đừng quá lo lắng về sự phù hợp của RAM với CPU nếu bạn sở hữu CPU 64bit. Nó sẽ là tương thích tốt với CPU này.
Bộ nhớ đa kênh chính là số lượng thanh RAM mà bạn sẽ gắn cho bo mạch chủ. Giả sử bạn cần 8GB DDR4, thay vì 1 thanh RAM 8GB, hãy mua 2 thanh RAM DDR4 4GB có cùng thương hiệu, tốc độ và xung nhịp để cho ra hiệu quả tối ưu nhất.
Bên cạnh những loại Bộ nhớ trong RAM kể trên, hiện nay cũng xuất hiện nhiều hơn dòng RAM máy tính để bàn có tích hợp bộ tản nhiệt hiệu quả đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Liên hệ Pcxanh để được tư vấn và hỗ trợ nhé!