Hệ thống showroom

Showroom


Địa chỉ: Tầng 2, Toà Viettel Port, Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội [Xem đường đi]

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
Bán hàng online

icon zalo Tổng đài  0979 262 999

icon zalo Mr A  0979 262 999

Kỹ thuật - Bảo hành

icon zalo Mr Thành   02466 606 911

icon zalo Tổng đài   0979 262 999

DANH MỤC SẢN PHẨM

100% hàng chính hãng
Ưu đãi tốt nhất
Miễn phí vận chuyển
Bảo hành tận nhà
Thanh toán tiện lợi

PC - Máy Tính Để Bàn

PC Dell G5 5000 (i9-10900F/32GB RAM/512GB SSD/RTX2070S/WL+BT/K+M/Win 10) (70226493) MÃ SP:
PC Dell G5 5000 (i5-10400F/16GB RAM/256GB SSD+1TB HDD/GTX1660S/WL+BT/K+M/Win 10) (70226491) MÃ SP:
MÁY TRẠM ASUS E900 G4 (BAREBONE / C621 / DVD-RW / 2000W TITANIUM REDUNDANT MÃ SP:
MÁY TRẠM ASUS PRO E800 G4 (BAREBONE / C621 / DVD-RW / 2000W PLATINUM) MÃ SP:
PC Gaming P0001 (i7 10700K /RTX 2060 6GB/RAM 16GB/SSD 256GB) MÃ SP: P0001 -5%
PC Gaming P0001 (i7 10700K /RTX 2060 6GB/RAM 16GB/SSD 256GB)
34.990.000đ 36.990.000đ (Tiết kiệm: 2.000.000đ)
PC LUMION Core i9 10900/32GB/RTX 3070 MÃ SP: SP10900 -4%
PC LUMION Core i9 10900/32GB/RTX 3070
40.490.000đ 42.000.000đ (Tiết kiệm: 1.510.000đ)
PC Asus ROG Strix SP0004 test MÃ SP: SP0004 -2%
PC Asus ROG Strix SP0004 test
45.490.000đ 46.490.000đ (Tiết kiệm: 1.000.000đ)

Có thể nói với tình hình phát triển công nghệ như hiện nay, máy tính là một phần không thể thiếu đối với đời sống con người. Hầu như gia đình nào cũng trang bị một chiếc máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay nhằm đáp ứng cho nhu cá nhân của mình.

Vậy thì bạn đã bao giờ tự hỏi, máy tính để bàn là gì? cấu tạo ra sao? tầm quan trọng cũng như cách thức lựa chọn máy tính cho mình như thế nào?

Hãy cùng pcxanh đi tìm hiểu qua bài viết này các bạn nhé!

Máy tính để bàn là gì?

Máy tính để bàn có tên tiếng anh là ” Personal Computer” (PC) là loại máy tính cố định phổ biến để bàn, được trang bị phần mềm hệ thống, các tiện ích, ứng dụng, linh kiện để tạo thành. Tuy là loại máy tính đặt cố định nhưng với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, rất nhiều dòng máy tính để bàn mới ra đời có thể mang đi như một chiếc USB nhỏ gọn.

Về cơ bản máy tính để bàn có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ người dùng làm việc, học tập, giải trí và các nhu cầu cơ bản khác trong cuộc sống…

 

Cấu tạo của máy tính để bàn?

Khác với nhiều thiết bị điện tử cao cấp khác, cấu tạo của máy tính để bàn tương đối phức tạp. Nói một cách đơn giản, máy tính để bàn sẽ bao gồm hàng trăm linh kiện khác nhau, tuy nhiên hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào một số bộ phận chính quyết định rất lớn đến hiệu năng và tốc độ của toàn bộ hệ thống như: bo mạch chủ (Mainboard, motherboard), Bộ xử lý (CPU), bộ lưu trữ (RAM), ổ cứng, bộ nguồn, quạt tản nhiệt, card âm thanh, màn hình, và các thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, tai nghe, …).

Mainboard

Bo mạch chủ ( hay Mainboard ) được ví như bộ xương của con người quyết định tốc độ và tính ổn định của toàn bộ hệ thống. Để một máy tính hoàn chỉnh có thể hoạt động được, các linh kiện như CPU, RAM, card âm thanh màn hình, ổ cứng, … sẽ được lắp ráp với nhau tạo thành một khối thống nhất thông qua bo mạch chủ. Bởi vậy, nó là nền tảng quyết định đến chất lượng và hiệu năng của toàn bộ PC.

Cụ thể, Mainboard có khả năng điều khiển điện áp cung cấp cho toàn bộ linh kiện gắn trên nó, đồng thời nó có thể điều khiển tốc độ và hướng đi của luồng dữ liệu mà nó nhận được qua các thiết bị bên trong máy tính. Ngoài ra, mainboard còn là át chủ bài quyết định đến tuổi thọ của máy tính người dùng.

 

Bạn đang tìm mua Mainboard cho máy tính để bàn xem thêm tại: Mainboard giá rẻ, trả góp 0%

CPU

Nếu như bo mạch chủ (Mainboard) được ví như bộ xương thì bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit viết tắt là CPU) hoạt động như bộ não của con người. Tất cả mọi hành động đều phải thông qua CPU, sau khi tiếp nhận CPU sẽ xử lý và cho phép dữ liệu đó hiển thị ra màn hình desktop. Người ta thường đánh giá sức mạnh của một bộ máy vi tính là thông qua hiệu suất của CPU, vì thế CPU chính là linh kiện đắt đỏ nhất trong dàn máy tính của bạn.

Tuy nhiên, không phải cứ CPU mạnh là chúng ta có thể lắp ráp vào dàn máy tính của mình. Mà nó cần phải tương thích với Mainboard và được nhà sản xuất bo mạch chủ đó hỗ trợ. Hiện nay có 2 hãng CPU được sử dụng phổ biến nhất là Intel và AMD với kiểu kiến ​​trúc CPU phổ thông là 32 bit và 64 bit.

 

RAM

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời và đẩy từ từ các dữ liệu đó vào CPU. Điều này có nghĩa là khi người dùng thực hiện bất cứ một thao tác nào trên máy tính, mọi thông tin dữ liệu về thao tác đó sẽ được lưu tạm trong bộ nhớ RAM, lúc này nhiệm vụ của RAM là lưu lại toàn bộ thông tin dữ liệu đó và đẩy từ từ có trình tự từng thao tác vào cho CPU xử lý, điều đó sẽ làm giảm tải gánh nặng cho CPU. Qua đó ta có thể thấy dung lượng RAM càng lớn sẽ tạo ra không gian lưu trữ dữ liệu càng lớn hỗ trợ rất tốt về mặt tốc độ khi người dùng xử lý các tác vụ đa nhiệm làm nhiều thao tác cùng một lúc.

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý là mọi dữ liệu trên RAM đều sẽ không được lưu lại trên hệ thống nếu người dùng nhấn Restart ( hoặc tắt nguồn) máy tính.

Ở các dòng máy tính phổ thông hiện nay thì đều được trang bị tối thiểu RAM 2GB (Gigabyte), có khi lớn hơn lên đến 16GB hoặc cao hơn với chỉ số BUS tối thiểu 1333. Để RAM có thể lắp ráp và hoạt động được thì nó cần đúng loại và tương thích với Mainboard.

Tóm lại, bộ nhớ RAM ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc trong quá trình máy tính đang hoạt động.

 

Nguồn

Người dùng thường ít quan tâm đến bộ nguồn do sự phức tạp trong tính toán công suất nguồn. Tuy nhiên nếu nói một cách chính xác thì mọi bộ phận trong máy tính đều sẽ mang tính phụ thuộc vào nguồn điện. Lý giải điều này ta có thể nói rằng bộ nguồn máy tính đóng vai trò cung cấp điện năng và sự ổn định cho toàn bộ máy tính. Nếu bộ nguồn của bạn chất lượng kém không đáp ứng đủ nhu cầu về mặt công suất sẽ gây lên sự hư hỏng hoặc làm giảm độ bền của các thiết bị khác sử dụng nguồn điện mà nó đang cung cấp. Dẫn đến hệ thống của bạn sẽ mất dần sự ổn định gây hoang mang cho người dùng.

Bộ nguồn thường được gắn bên trong thùng máy kết hợp với nhiều dây cáp trong và ngoài nhằm kết nối với mainboard, ổ đĩa, quạt tản nhiệt, …

 

VGA

Hầu hết mọi PC hiện nay đều được trang bị sẵn trên bộ xử lý CPU, nhưng nó chỉ làm việc ở mức ổn cho người dùng chuyên văn phòng thông thường. Còn nếu bạn là người dùng chuyên phải làm việc với chương trình đòi hỏi đồ họa như photoshop, Premiere pro, phim 3D, … hay bạn là một game thủ cao cấp thì card đồ họa onboard (card đồ họa tích hợp) là không đủ. Bạn cần một loại card mạnh mẽ hơn nữa đó là VGA.

Card đồ họa rời VGA (Video Graphic Adaptor) đóng vai trò xử lý mọi việc liên quan đến đồ họa, màu sắc, hình ảnh, video … trong hệ thống máy tính. Nó sẽ được gắn vào khe cắm cổng PCI EX trên mainboard.

Trên cùng một máy tính, tỉ lệ độ phân giải, tần số tươi màu, tỉ lệ sâu màu, … mà bạn có thể nhìn thấy trên toàn bộ màn hình máy tính là nhờ dung lượng của bộ nhớ đồ họa. Thông thường bộ nhớ đồ họa tối thiểu của một máy tính là 1 đến 32 MB ở dòng phổ thông, 64 – 128 MB ở tầm trung và 256MG, 512 MB, 1TB, … cho các phân khúc cao cấp hơn.

 

Màn hình

Màn hình (Monitor) là một công cụ hiển thị nhằm kết nối trực tiếp giữa con người với máy tính. Hiện nay có rất nhiều loại màn hình, phổ biến nhất là màn hình tinh thể lỏng LCD bởi chất lượng tốt mà giá cả ổn định. Ngoài ra nhằm tiết kiệm chi phí thì một số người dùng vẫn ưa chuộng dòng màn hình truyền thống trước đây là CRT. Đối với sở thích của một số người dùng khác, họ lại thích sử dụng màn hình cảm ứng hay màn hình công nghệ OLED nhờ khả năng tiết kiệm năng lượng nhưng chi phí lại đắt đỏ hơn.

Nói một cách thẳng thắn thì việc màn hình có chất lượng hay không là do túi tiền của bạn dày đến đâu mà thôi.

Xem thêm: Top 10 màn hình máy tính bán chạy nhất tháng 12

Thiết bị ngoại vi (Bàn phím, chuột, tai nghe)

Thiết bị ngoại vi bao gồm máy in, loa, tai nghe, micro, webcam, ổ đĩa USB, … Nhưng thông thường có 3 loại chính người dùng quan tâm nhất là bàn phím, chuột và tai nghe.

Hầu hết các thiết bị ngoại vi được kết nối với hệ thống thông qua dây cắm hoặc cổng cắm thông dụng được tích hợp sẵn trên máy tính.

Bàn phím ( Keyboard) là công cụ hỗ trợ người dùng nhập dữ liệu trực tiếp vào máy tính. Về thiết kế, một bộ bàn phím thông thường sẽ có 104 hoặc 105 phím tùy loại. mỗi một phím sẽ có một chức năng được cài đặt, đó có thể là chữ cái, phím tắt, nút xóa, dấu cách, …

Chuột (Mouse) là thiết bị được kết nối với hệ thống nhằm hỗ trợ người dùng điều khiển con trỏ được hiển thị trên màn hình máy tính. Chuột có dây dành cho những người dùng yêu thích sự truyền thống hay chuột không dây Bluetooth dành cho người dùng ưa sự trẻ trung hiện đại.

Tai nghe (Headphone) là thiết bị kết nối với hệ thống nhằm truyền tải âm thanh ra/ vào giữa con người với máy tính. Có rất nhiều loại tai nghe có dây, không dây cùng nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn.

 

Máy tính để bàn có những loại nào?

Máy tính để bàn có những loại nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi nhu cầu mỗi người là khác nhau. Bạn cần nắm rõ được những ưu điểm cũng như công dụng chính của các loại PC đó nhằm đem đến sự lựa chọn hợp lý nhất cho nhu cầu sử dụng của mình.

PC đồ họa

Nghe cái tên là bạn có thể hiểu PC đồ họa là chuyên dành cho dân đồ họa rồi. Tuy nhiên cũng có đồ họa “This” đồ họa “That”, bạn cần phân biệt được mình là người dùng thiết kế đồ họa cơ bản hay thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

Pcxanh.com xin lấy một ví dụ cụ thể, nếu bạn là người dùng chuyên thiết kế và chỉnh sửa trên màn hình máy tính (Live Render) làm việc nhiều với photoshop, Auto cad, Art & Illustration, … thì bạn là một người thiết kế đồ họa cơ bản. Ở những thao tác cao hơn đòi hỏi cấu hình máy tính nặng hơn như việc xuất ra file project sản phẩm cuối cùng như dựng phim, hoạt hình 3D, … thì bạn chính là người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp (Finish Render).

Nếu là một Live Render, khi chọn mua PC đồ họa bạn cần chú trọng hoàn toàn vào Card màn hình là đủ. Nhưng nếu là Finish Render, ngoài card màn hình xịn xò, bạn cũng cần đầu tư mạnh tay vào bộ xử lý CPU và bộ nhớ RAM (16GB trở lên) thì mới đáp ứng tốt cho nhu cầu của mình.

Pcxanh.com xin đưa cho bạn một gợi ý về cấu hình dành cho dân thiết kế đồ họa như sau:

Bo mạch chủ ASUS ROG Strix B450-F Gaming

Bộ xử lý AMD Ryzen 7 3700X

RAM 16MB ( hoặc 32GB) DDR4 3000MHz

Ổ cứng SSD Western Digital Blue SN750 250 GB

Card màn hình VGA ASUS Geforce RTX 2060 SUPER OC Edition 8G

Nguồn PSU CORSAIR CX Series CX550

 

 

Xem thêm: 5 Cấu hình máy tính đồ họa dành cho dân chuyên thiết kế

PC Dựng Phim

PC dựng phim chính là loại máy tính chuyên dụng cho các nhà sản xuất, nhà phát hành phim, hoạt hình, phim tư liệu, … Nghe thì có vẻ to tát nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và Build PC dựng phim một cách khoa học, bạn sẽ có được một dàn máy tính dựng phim như ý với chi phí đáng ngạc nhiên đấy!

Nhiều người cho rằng để mua một chiếc máy tính dựng phim thì GPU là quan trọng nhất. Nhưng Pcxanh cho rằng điều đó không hoàn toàn đúng. Nhân tố quan trọng nhất mà người dùng chuyên dựng phim cần đầu tư cho dàn PC là bộ xử lý trung tâm CPU. Nó sẽ quyết định trực tiếp đến tốc độ xử lý thao tác của bạn nếu bạn là người dùng chuyên dùng Premiere Pro hay một phần mềm phổ thông nào khác. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, tiêu biểu là phần mềm DaVinci Resolve, bởi tại đây yếu tố tốc độ lại được phụ thuộc khá nhiều vào GPU.

Ngoài ra, dung lượng bộ nhớ RAM tối thiểu bạn cần có là 16Gb kết hợp ổ cứng SSD.

Tóm lại, nếu bạn là một nhà sản xuất, và dựng phim là nghề kiếm sống của bạn thì chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư vào PC Dựng phim. Nếu cần tư vấn về build PC dựng phim, hãy liên hệ Pcxanh.com để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Xem thêm: 4 bộ máy tính dựng phim chuyên nghiệp cả 3D, 4D

PC Văn Phòng

PC Văn Phòng chính là loại PC chuyên dùng cho dân văn phòng xử lý các tác vụ đơn giản nhất của máy tính. Nếu bạn là người dùng chỉ làm việc, học tập với Word, Excel, power point, … thì lựa chọn PC Văn phòng với cấu hình vừa phải là đủ cho bạn rồi.

Hầu hết giá PC Văn Phòng khá rẻ chỉ khoảng vài triệu đồng là bạn đã có thể trải nghiệm tốt cho nhu cầu của mình. Đừng “vứt tiền qua cửa sổ” bằng việc chi trả một số tiền lớn cho những PC có cấu hình khủng khi nhu cầu của bạn chỉ có thế. Những chỉ số hay hiệu năng khủng từ chiếc PC đắt tiền đó sẽ bị “xếp xó” vì bạn sẽ chẳng bao giờ cần dùng đến chúng đâu.

Xem thêm: Nên dùng máy tính văn phòng nào?

PC chơi Game

Một trong những máy tính để bàn được săn đón nhiều nhất hiện nay đó là máy tính để bàn chơi game. Để có thể trải nghiệm game một cách trơn tru, cấu hình máy tính cũng cần phải đạt được nhu cầu tối thiểu cho hệ thống có thể hoạt động tốt.

Nếu bạn là fan của tựa game phổ thông như LOL, Dota 2, FIFA 4, GTA 5, … thì nên lựa chọn PC Chơi Game với mainboard tầm trung, Bộ xử lý Core i3 i5 thế hệ thứ 10, Ryzen 3500x hay 5 3600 cùng RAM 8GB là ổn.

Ngược lại, nếu bạn là game thủ chuyên nghiệp hay người dùng ưa thích dòng game “đốt” phần cứng như Pubg, Call of duty Warzone thì nên chọn mainboard cao cấp có hỗ trợ ép xung kết hợp với bộ xử lý i7 i9 cũng hỗ trợ ép xung, ngoài ra cần bộ nhớ RAM tối thiểu 16GB và card đồ họa VGA.

 

Xem thêm: 5 cấu hình máy tính chơi game hot nhất 2022

PC Dựng CAD

PC Dựng CAD là loại máy tính chuyên dụng cho người dùng là kỹ sư, dân thiết kế, kiến trúc thường làm việc, học tập với Autocad, 3Dsmax, Premiere, After Effect, …

Nếu bạn nghiêm túc và muốn gắn bó lâu dài trên con đường trở thành nhà thiết kế, kiến trúc, … thì Pcxanh.com khuyên bạn nên đầu tư vào PC Dựng CAD. Đây là dòng máu bền bỉ, được thiết kế đồng bộ hỗ trợ sửa chữa hay nâng cấp, lắp đặt một cách dễ dàng.

Xem thêm: 3 cấu hình máy tính dựng auto cad đáng mua dành cho dân chuyên

PC Thiết Kế Lumion

Nếu bạn là một sinh viên đang theo học ngành thiết kế nội thất, hay bạn là một kỹ sư, kiến trúc sư, … bạn phải làm việc hàng ngày với các công cụ đồ họa Autocad, 3Dsmax, Premiere, After Effect, Lumion, … thì nhu cầu cần mua một chiếc PC Thiết Kế Lumion là điều hoàn toàn hợp lý.

Việc máy tính để bàn có nhiều loại được phân chia rõ ràng cho từng phân khúc khách hàng sẽ gây ra sự hoang mang cho người dùng. Nếu bạn còn băn khoăn không biết có nên “rinh” một em PC Thiết Kế Lumion hay không thì hãy liên hệ với Pcxanh.com để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Xem thêm: 05 bộ máy tính dành cho dân thiết kế lumion chuyên nghiệp

PC Render

Nếu bạn là một người dùng chuyên thiết kế kiến trúc, điện ảnh, edit videos game, … thì thuật ngữ Render đã không còn xa lạ gì phải không nào? Render là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý đồ họa nhằm tạo ra những sản phẩm đồ họa có chất lượng tuyệt vời nhất. Để làm được điều đó thì bạn cần chọn những PC Render có cấu hình chuyên dụng sẽ đáp ứng tốt và mượt mà cho các thao tác xử lý mô hình 3D siêu đẹp.

Để hỗ trợ tốt nhất cho các nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà sản xuất, … PC Render đã ra đời tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

 

PC AI

PC AI là một trong những bộ PC có cấu hình chuyên dụng dành cho người dùng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo hay các ngành khoa học máy tính, toán học, …

Đặc điểm của loại máy tính này là tiến tới tương lai nhằm thay thế sự hiện diện của con người. PC AI học hỏi hành vi của con người thông qua việc nhận diện hình ảnh; nghiên cứu khoa học; xử lý thông tin dữ liệu của khách hàng, bệnh nhân, … từ đó tự tiếp thu và đưa ra phác đồ điều trị, xử lý thông tin dữ liệu, tự chuẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về sản phẩm của một công ty, và rất nhiều trí tuệ nhân tạo khác nữa, … Điều này nghe có vẻ thật vô lý, nhưng đó chính xác là những gì PC AI đã đang, và sẽ làm trong tương lai không xa.

Tóm lại, chiếc PC AI chỉ phù hợp cho người dùng cần trí tuệ nhân tạo lao động thay thế con người trong những hành động có sự lặp đi lặp lại cao nhằm tăng giá trị năng suất một cách tuyệt đối và sáng tạo.

Xem chi tiết: Cấu hình PC AI đáng mua nhất 2022

PC Audio

Nghe cái tên cũng có thể đoán ra đây là PC chuyên dụng dành cho những người dùng là nhà sản xuất âm nhạc luôn làm việc với tệp Audio có khối lượng công việc lớn. Ngoài ra, máy tính Audio cũng hỗ trợ tốt cho cả những tổ chức, doanh nghiệp lớn có nhu cầu liên quan về ngành công nghiệp giải trí, sản xuất âm nhạc, phòng thu, ....

Thông thường, giá của PC Audio sẽ dao động từ 20 triệu đến 50 triệu VNĐ.

 

PC Trader

Khái niệm PC Trader chắc chắn sẽ còn nhiều lạ lẫm đối với người dùng phổ thông bởi công bằng mà nói nó không thực sự phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đối với những cá nhân hay doanh nghiệp chuyên đầu tư trader hay chứng khoán chuyên nghiệp thì chắc chắn cần một cấu hình khủng cho dàn máy tính để bàn chuyên dụng của mình.

PC Trader là một hệ thống mà ở đó việc hiển thị nhiều màn hình là mục tiêu hàng đầu của nó bởi CPU phải xử lý một khối lượng dữ liệu thông tin cực lớn về việc tỷ giá, chênh lệch tỷ giá thế giới, giá cả ngoại tệ, thông tin chứng khoán, ...

Xem thêm: 5 mẫu PC trader dành riêng cho dân chứng khoán

PC đồng bộ

Thực tế cho thấy khá nhiều người lầm tưởng rằng máy tính đồng bộ là loại máy tính bao gồm cả thiết bị ngoại vi (Loa, tai nghe, chuột, ...). Đó là một suy nghĩ khá hài hước bởi khái niệm PC đồng bộ đơn giản là một PC được hãng sản xuất lắp ráp các linh kiện có tính tương thích với nhau tạo thành một bộ máy tính case và có mã sản phẩm riêng biệt.

Hầu hết các loại máy tính đồng bộ sẽ có giá thành cao hơn một chút so với PC thông thường bởi nó có thể chọn cấu hình theo mong muốn của người dùng, một điều mà PC thường không thể làm được. ( PC thường sẽ theo bộ sẵn và không được tự lắp ráp cấu hình theo ý thích).

Máy tính để bàn Dell

Máy tính để bàn HP

Máy tính để bàn samsung

Máy tính để bàn Mini

Máy tính để bàn Asus

 

Ưu nhược điểm của máy tính để bàn so với laptop

Cùng Pcxanh.com điểm qua một vài ưu nhược điểm của máy tính để bàn so với laptop giúp bạn có được sự lựa chọn chính xác cho nhu cầu của mình nhé!

Ưu điểm:

- Ở cùng một cấu hình và phân khúc, máy tính để bàn (Desktop) sẽ cho hiệu năng và tốc độ nhanh hơn đáng kể so với các dòng máy tính xách tay (laptop).

– Máy tính để bàn có khả năng nâng cấp và thay thế các linh kiện một cách dễ dàng nếu người dùng có nhu cầu, ngoài ra khi hệ thống gặp sự cố không mong muốn, sửa chữa PC luôn là điều dễ dàng hơn so với dòng laptop.

– Một ưu điểm bạn có thể nhìn thấy ngay bằng mắt đó là kích thước màn hình của máy tính để bàn là vượt trội hơn hẳn so với laptop, điều này là lợi thế rất lớn cho người dùng làm về đồ họa, thiết kế, … Ngoài ra, bàn phím hay chuột rời thao tác cũng dễ dàng hơn nhiều so với laptop.

– Với máy tính để bàn, người dùng có thể tự dựng cấu hình máy tính (PC đồng bộ) theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

- Thực tế cho thấy thì các phần mềm yêu cầu đồ họa cùng hiệu suất nhanh như Photoshop, Premiere Pro, … sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi làm việc trên máy tính để bàn.

- Vì là máy tính để bàn và các bộ phận tách rời nhau nên tránh được nguy cơ bị hỏng toàn bộ hệ thống do tai nạn không mong muốn trong quá trình sử dụng.

– Giá thành của máy tính để bàn luôn là rẻ hơn nhiều so với laptop nhưng lại cho tuổi thọ và độ bền lớn hơn rất nhiều lần.

- Nhờ thiết kế với nhiều cổng kết nối nên máy tính để bàn hỗ trợ nhiều cổng cắm thiết bị ngoại vi. Dòng laptop thường chỉ có 2 cổng USB 2.0 hoặc nâng cấp thêm cổng USB 3.0. Con số đó là quá ít nếu nhìn sang máy tính để bàn khi nó có ít nhất 4 cổng USB 2.0, nhiều rắc cắm âm thanh kèm hỗ trợ các cổng cao cấp như VGA, HDMI, DVI, SATA, …

Nhược điểm:

– Mang tính thụ động, vì là máy tính để bàn cố định nên không có tính linh hoạt, không thể mang đi để làm các công việc ở nhiều nơi khác nhau.

- Khối lượng lớn, cồng kềnh, nhiều phụ kiện kèm theo, nếu có nhu cầu di chuyển máy sẽ khó khăn hơn so với dòng máy tính xách tay.

– Khi gặp sự cố như mất điện hay ở những môi trường không có điện lưới, máy tính để bàn sẽ không thể hoạt động được như máy tính xách tay (Laptop).

 

Một số tiêu chí khi chọn mua máy tính để bàn

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua một máy tính để bàn giá rẻ mà vẫn đảm bảo hiệu năng sử dụng thì hãy tham khảo điểm qua một số tiêu chí khi chọn mua máy tính để bàn của Pcxanh.com để có được lựa chọn đúng đắn nhất cho nhu cầu của mình nhé!

Ngân sách

Trước khi chọn mua một máy tính để bàn bạn cần xem xét khả năng ngân sách mà bản thân có thể chi trả cho một chiếc máy tính PC. Nếu bạn cần một chiếc máy tính để phục vụ cho công việc “kiếm cơm” mang tính chất lâu dài thì bạn nên đầu tư nghiêm túc vào nó. Ngược lại nếu nhu cầu mua máy của bạn chỉ phục vụ cho việc giải trí thì hãy đầu tư ở mức vừa phải. Dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể “khô máu” nếu bạn có điều kiện.

Ngoài ra, nếu ngân sách của bạn quá eo hẹp mà bạn rất cần một chiếc máy tính phục vụ cho nhu cầu công việc hay học tập thì bạn cũng có thể cân nhắc đến việc thu mua PC cũ được rao bán sôi nổi trên fanpage, mạng xã hội, diễn đàn, … Nếu làm tốt từ việc tận dụng các linh kiện cũ cho tới khi lắp ráp hoàn thành, bạn sẽ có được chiếc máy tính để bàn theo ý muốn với cái giá siêu rẻ không ngờ tới.

Mục đích sử dụng

Sau khi đã hoạch định được ngân sách mà bản thân có thể có, bạn nên suy nghĩ kỹ đến mục đích sử dụng khi chọn mua máy tính của mình là gì. Hiện nay có rất nhiều dòng máy tính chuyên dụng phục vụ cho người dùng làm các ngành nghề khác nhau như: PC đồng bộ, PC AI, PC Trader, PC dựng CAD, PC Gaming, … bạn nên tìm hiểu kỹ về thông số kỹ thuật để có thể có được bộ dàn máy tính như mong muốn.

Còn nếu bạn người dùng không am hiểu về IT hay máy tính, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Pcxanh.com. Chúng tôi sẽ liên lạc và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho nhu cầu của bạn.

Hệ điều hành

Một trong những yếu tố quan trọng người dùng cần nắm được để có chiếc máy tính theo ý muốn chính là hệ điều hành. Đây là một phần mềm chuyên dụng dùng để quản lý và điều hành toàn bộ phần cứng và phần mềm của máy tính. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giao tiếp giữa con người với máy tính. Mỗi hệ điều hành sẽ có thiết kế khác nhau, cấu tạo và mô hình khác nhau. Hiện nay đối với dòng máy tính để bàn thì có một vài hệ điều hành thông dụng là Windows, Mac OS, Linux, …

 

Kiểu dáng

Tất nhiên rồi, nếu bạn cần mua một chiếc máy tính thì ít nhất bạn cần xem kiểu dáng của nó như thế nào. Tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân sẽ có những lựa chọn khác nhau.

CPU

CPU là một trong những yếu tố quyết định hiệu năng và tốc độ của toàn bộ hệ thống máy tính. Bạn nên chọn bộ xử lý có cấu hình đời mới sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Dĩ nhiên nếu bạn có đủ “lực” thì cứ chọn CPU tốt nhất mà chiến thôi.

Mainboard

Mainboard (Bo mạch chủ) chính là khung xương của cả dàn máy PC. Tất cả các linh kiện và thiết bị sẽ được kết nối với nhau thông qua nó. Vì vậy cần chọn mainboard tốt và có độ bền cao.

Ram

Ram không phải là yếu tố quan trọng nhất trong dàn máy PC nhưng máy tính của bạn không thể làm việc nếu thiếu RAM. Mọi tiến trình đa nhiệm, thao tác của bạn đều cần đến RAM để lưu trữ thông tin tạm thời trước khi được truyền đến CPU và xử lý.

Nguồn

Bộ nguồn có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống đó là cung cấp điện năng và sự ổn định. Bộ nguồn cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và sức chịu đựng của các linh kiện máy tính đang hoạt động.

VGA

Card màn hình sẽ được cài đặt sẵn trên máy tính thông thường. Nhưng đối với dòng máy cao cấp hơn đòi hỏi các tác vụ đồ họa thì card đồ họa rời VGA đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nếu bạn là người dùng chuyên về xử lý đồ họa trên các phần mềm như Photoshop, Premiere pro, AI, … thì bạn cần đầu tư mạnh nhất cho VGA.

Màn hình

Màn hình không quyết định đến hiệu suất và tốc độ của máy tính nhưng nó là cầu nối giữa con người với máy tính. Thông qua màn hình mọi thông tin, dữ liệu sẽ được hiển thị chi tiết giúp chúng ta có thể làm việc được với máy tính. Màn hình phổ biến và bình ổn trong tầm giá chính là LCD, màn hình đời cũ hơn là CRT, ngoài ra còn một vài màn hình đang dần chiếm lĩnh thị trường nhưng có giá thành cao hơn là màn hình cảm ứng và màn hình OLED.

 

Nơi mua uy tín, nguồn gốc, chế độ bảo hành

Kết luận

Tóm lại, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn máy tính để bàn sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn chỉ làm những công việc văn phòng đơn giản thì không nên mạnh tay đầu tư vào máy tính có cấu hình khủng vì điều đó chỉ gây ra sự lãng phí mà thôi. Ngược lại nếu công việc yêu cầu đòi hỏi máy tính có cấu hình cao, độ chính xác hoàn hảo thì bạn nên đầu tư nghiêm túc vào nó.

Để hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn, hãy liên hệ trực tiếp đến Pcxanh.com để có được sự chăm sóc tốt nhất!